Tại nước ta việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải hiện nay còn chưa được chú trọng nhiều. Vì thế, một sản phẩm sản sinh trong quá trình xử lý nước thải như bùn dư vẫn thường bị bỏ qua. Vậy bạn có biết bùn dư là gì hay không ? Những loại bùn này xử lý thế nào ? Cùng xem qua bài viết sau nhé.
Có bao nhiêu loại bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải?
Bùn thải được sản sinh trong quá trình xử lý cũng có nhiều loại, chúng ta cùng tìm hiểu các loại bùn thải như sau:
Bùn thải sinh học: đây là một loại bùn có mùi rất khó chịu nhưng thường không quá độc hại và có thể tận dụng để sản xuất các loại phân bón hữu cơ bằng cách cho thêm vôi bột để khử chua và dùng chế phẩm EM để khử mùi và chuyển đổi thành phân hữu cơ tổng hợp.
Bùn thải công nghiệp nguy hại: loại bùn thải này thường chứa các kim loại nặng như Cu, Ni, Hg, Mn, As,… và cần phải được xử lý ngay trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên để tránh làm ảnh hưởng cũng như nguy hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bùn thải công nghiệp không độc hại: đây là loại bùn bạn không cần phải xử lý, có thể dùng nó để dùng vào nhiều mục đích khác sau quá trình xử lý nước thải hoàn thành.
Một số tác hại của bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải
Bạn có thể xác định lượng bùn dư từ hệ thống xử lý có gây nguy hại đến môi trường và con người hay không thì nên dựa vào thông số bùn dư được quy định cụ thể tại QCVN50:2013/BTNMT. Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải. Nếu có kết quả phân tích mẫu bùn cho thấy có đến ít nhất 1 thông số nào đó vượt ngưỡng nguy hại ở bất kỳ thời điểm lấy mẫu nào thì được xác định đây là chất thải nguy hại, cần xử lý.