Các loại hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần lập

CHUYÊN MUA BÁN THÙNG PHUY NHỰA, THU MUA PHẾ LIỆU, XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

Hotline:

0944.23.44.23

0965.89.19.39

Các loại hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần lập
Ngày đăng: 03/01/2023 04:45 PM

     Đối với các doanh nghiệp dù đã đi vào hoạt động hay chưa thì việc lập hồ sơ môi trường là rất cần thiết. Vậy đối với các doanh nghiệp thì cần phải lập những loại hồ sơ nào trước và sau khi đi vào hoạt động ? Mục đích lập của các loại hồ sơ này là gì ? Xin mời các bạn hãy cùng theo dõi qua nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

Hồ sơ môi trường là gì ? Bạn biết hay không ?


     Hồ sơ môi trường bạn có thể hiểu là tập hợp những giấy tờ, tài liệu liên quan đến lĩnh vực môi trường tại dự án. Mục đích của việc lập hồ sơ chính là giúp cho dự án của odanh nghiệp đi vào hoạt động mà không ảnh hưởng đến môi trường cũng như giúp dự án hoạt động không sợ bị vi phạm pháp luật. Ngoài ra, việc lập hồ sơ cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được thực trạng nguồn thải ô nhiễm, xem xét nguồn thải nào vượt mức ô nhiễm, qua đó có phương án, biện pháp ngăn chặn và giải quyết một cách triệt để, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

     Ngoài những vấn đề trên, lập hồ sơ giúp doanh nghiệp và cơ quan chức năng có thể phát hiện và kiểm soát được ác yếu tố độc hại tồn đọng trong môi trường, qua đó có biện pháp giải quyết phù hợp nhất. Không chỉ mang tính pháp lý, hồ sơ môi trường khi lập còn mang tính chiến lược, giúp doanh nghiệp hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tại cơ sở hoạt động ản xuất, qua đó doanh nghiệp lên phương án bảo vệ môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động.

Các hồ sơ doanh nghiệp cần lập khi chưa đưa dự án hoạt động

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

     Với các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động có công suất lớn hơn hoặc bằng công suất được quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP thì cần tiến hành lập đánh giá tác động môi trường ĐTM.

     Việc lập hồ sơ ĐTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường tại dự án hoạt động, đánh giá tác động nguồn thải ô nhiễm, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải rắn nguy hại,… đảm bảo dự án triển khai đi vào hoạt động một cách tốt nhất, thuận lợi nhất có thể.

Kế hoạch bảo vệ môi trường

     Cũng giống ĐTM, lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp, dự án chưa đi vào hoạt động nhưng với công suất nhỏ hơn quy định II của nghị định 18/2015/NĐ-CP. Đối với các dự án kinh doanh mở rộng quy mô, dự án đầu tư mới hoặc nâng công suất, các dự án không nằm trong đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường ĐTM

Hotline
Zalo