Hiện trạng chất thải y tế đang là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trên thế giới. Quốc gia của chúng ta cũng đang “còng lưng” gánh lấy lượng chất thải quá tải mỗi năm. Liệu rằng chúng ta có thể đưa ra nhận định đúng đắn để biến các nguy cơ tiềm ẩn của chất thải trở thành cơ hội tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội? Đó là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này!
Những vấn đề và thực tế về quản lý chất thải y tế truyền thống
Những câu chuyện kinh hoàng về chất thải y tế bị rửa trôi dạt vào các bãi biển khác nhau trên toàn thế giới. Hệ thống quản lý chất thải truyền thống cần được thay đổi ngay! Với sự ô nhiễm rác thải nhựa và chất thải y tế bị rửa trôi ra biển là sự thật không thể phủ nhận. Thảm họa này sẽ còn tiếp diễn nếu chúng ta không thay đổi phương pháp xử lý.
Con người sẽ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với ống tiêm đã qua sử dụng bị ô nhiễm. Động vật dưới nước cũng bị nhiễm độc. Sức khỏe con người đang bị hủy hoại bởi siêu vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào thực phẩm, nguồn nước chúng ta sử dụng hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm do rác thải ngày càng nhiều và hiện diện khắp nơi.
Với tất cả những điều đó, rõ ràng con người đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải, ô nhiễm chất thải y tế lớn nhất từ trước tới nay. Những giải pháp luôn có sẵn cho bất kỳ ai. Ý thức mới là thứ tạo ra sự khác biệt.
Giá trị thặng dư mà rác thải mang lại?
Giá trị thặng dư? Tức là tiền bạc tài chính mà rác thải có thể mang lại cho chúng ta. Trước đây, không quốc gia nào quan tâm tới giá trị của rác thải. Nhưng đến nay, rác thải được coi là tài nguyên để khai thác. Bất kỳ phương án xử lý rác thải y tế nào cũng mang lại giá trị thặng dư:
– Nồi hấp tiệt trùng: Trước khi xử lý để đưa vào nghiền cắt, rác thải y tế sẽ được phân loại rõ ràng. Nhất là vật sắc nhọn như kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật dùng 1 lần. Các loại kim luồn tĩnh mạch hay vật dụng kim loại khác đã qua sử dụng đều được đựng trong 1 thùng riêng. Đưa vào nồi hấp tiệt trùng, sau đó vật liệu này sẽ được mang đi tái chế. Tạo ra các sản phẩm khác hữu ích. Một số vật liệu nhựa nhất định cũng có thể tái chế bằng cách này.
– Đốt: phương pháp đốt trước kia dù có lọc khí hay không cũng tạo ra 1 lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, lò đốt rác mới đã tích hợp nhiều tính năng lọc khí thải. Thu năng lượng nhiệt trong lò đốt để sử dụng. Các khí phát sinh như metan cũng được thu lại để sử dụng.
– Phương pháp sinh học: Rác thải hữu cơ được phân loại và ủ thành phân bón. Giá trị mà chúng mang lại không chỉ là giá trị tài chính mà còn góp phần cải tạo đất, giúp cây trồng tăng trưởng tự nhiên.