Phần lớn hành tinh chúng ta đang vùng vẫy trong rác thải nhựa. Gây hại to lớn cho sức khỏe động vật và con người. Liệu rằng có thể làm sạch để trái đất nhựa trở về trái đất xanh vốn có không?
Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa
Ô nhiễm rác thải nhựa trở thành 1 vấn đề nhức nhối và cấp bách nhất trên toàn thế giới. Khi việc sản xuất các sản phẩm nhựa có thể nhìn thấy rõ nhất ở các quốc gia đang phát triển châu Á và châu Phi. Nơi hệ thống thu gom rác thải không hiệu quả hoặc không tồn tại. Nhựa được sản xuất trong khoảng thời gian hơn 1 thế kỷ. Việc sản xuất và phát triển hàng nghìn sản phẩm mới đã tăng mạnh sau Thế chiến thứ 2. Do đó, sự biến đổi của xã hội và cuộc sống không thể không có nhựa ngày nay. Chất dẻo nhựa đã tạo ra cuộc cách mạng trong y học với các thiết bị cứu sống con người. Thực hiện du hành vũ trụ, sản xuất ô tô nhẹ và máy bay phản lực, giúp tiết kiệm nhiên liệu, tránh ô nhiễm. Sản xuất mũ bảo hiểm bảo vệ con người, lồng ấp và thiết bị cung cấp nước sạch.
Tuy nhiên, những tiện ích mà nhựa mang lại đã dẫn đến thói quen vứt bỏ, bộc lộ mặt tối của vật liệu nhựa. Việc sử dụng nhựa dùng 1 lần chiếm 40% sản lượng được sản xuất hàng năm. Đa số là túi nilon và hộp đựng thực phẩm. Tuổi thọ chỉ vài phút đến vài giờ nhưng lại tồn tại trong môi trường hàng trăm năm.
Các số liệu đã được thống kê:
- Một nửa trong số tất cả các loại nhựa từng sản xuất đã được sản xuất trong 15 năm qua.
- Sản lượng tăng theo cấp số nhân. Từ 2.3 triệu tấn năm 1950 lên 448 triệu tấn năm 2015. Sản lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
- Hàng năm, khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa từ cac quốc gia ven biển tràn ra đại dương. Điều đó tương đương với việc đặt 5 túi rác đầy trên mỗi bờ biển trên khắp thế giới.
- Nhựa thường chứa các chất phụ gia giúp chúng cứng hơn, dẻo hơn và bền hơn. Nhưng nhiều chất phụ gia trong số này có thể kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Sau khi trở thành rác, chúng có thể tồn tại đến 400 năm mới bị phân hủy.